Tình trạng Sân chim ở Việt Nam

Đe dọa

Hiện nay, các sân chim trên khắp đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng. Môi trường sinh thái bị phá hủy và nhiều loài biến mất. Tình trạng săn bắn trái phép không được ngăn chặn khiến số lượng các loài sụt giảm nghiêm trọng. Chim bị bẫy và bắt tràn lan. Các khu vực sân chim bị phá hủy do tình trạng lấn đất phá rừng để nuôi tôm, canh tác,...dẫn đến không chỉ chim mà hệ sinh thái động thực vật đa dạng của sân chim cũng mất đi. Hơn 150 loài thực vật thuộc 50 họ, cùng với 15 loài bò sát và 100 loài động vật khác bị đe dọa và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.[9]

Các sân chim tư nhân ở vùng Bắc Bộ cũng gặp tình trạng tương tự, đặc biệt là nạn săn bắn. Một thống kê vào năm 2017, Vườn cò Đào Mỹ lớn nhất Bắc Giang có 15.000 cá thể chim, cò, đến 2018 chỉ còn khoảng 3.000 con.[13] Tại nhiều nơi cò, chim thuộc nhiều chủng loại trở thành mặt hàng ẩm thực được mua bán, kinh doanh ăn uống công khai. Nhiều khu như Khu Du lịch Sinh thái Vườn cò Toàn Thắng ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau làm thịt hàng trăm con mỗi ngày. Thực đơn là các tấm bảng quảng cáo lớn, ghi rõ: chim, cò, vạc, còng cọc,...[14]

Bảo vệ

Các quy định mới của pháp luật đã được mở rộng để bảo vệ các loài như chim, cò, vạc, còng cọc hoang dã. Các vi phạm có thể nhận mức phạt lên đến 500 triệu đồng. Giá trị mặt hàng vi phạm trên 300 triệu đồng thì có thể sẽ bị xử lý hình sự.[14] Vườn cò Ngọc Nhị tại Hà Nội được xem là địa điểm sân chim cung cấp ẩm thực nổi tiếng Bắc Bộ.[14] Các sai phạm đã bị chính quyền địa phương phát hiện, tiến hành kiểm tra và xử phạt. Tuy nhiên mức phạt hành chính và viết giấy cam kết được xem là khó hiệu quả trong việc bảo vệ các loài chim, cò.[12]

Năm 2022, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành. Chỉ thị chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.[15] Nội dung: "yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương các cấp yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và người dân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật. Đồng thời, không mua các cá thể chim để phóng sinh vì đây là hành vi tiếp tay cho hoạt động săn, bẫy chim hoang dã trái phép".[16]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sân chim ở Việt Nam https://www.google.com.vn/books/edition/V%C4%83n_h... https://www.google.com.vn/books/edition/V%C4%83n_h... https://www.google.com.vn/books/edition/T%C3%A0i_n... https://www.google.com.vn/books/edition/T%C3%A0i_n... https://www.google.com.vn/books/edition/L%C6%B0%E1... https://www.google.com.vn/books/edition/L%C6%B0%E1... https://www.google.com.vn/books/edition/T%C3%ADn_n... https://www.google.com.vn/books/edition/T%E1%BA%A1... https://www.google.com.vn/books/edition/T%E1%BA%A1... https://www.google.com.vn/books/edition/Tuy%E1%BA%...